Công tác dân vận cần có cách thức tuyên truyền phù hợp

Thứ tư, 27/02/2019 17:54
(ĐCSVN) - Đó là khẳng định của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương tại buổi làm việc với Đoàn nghiên cứu, khảo sát của Hội đồng Lý luận Trung ương về công tác dân vận diễn ra ngày 27/2, tại Hà Nội.
Đồng chí Trương Thị Mai phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh: Tường Vy)

Tại buổi làm việc, các đại biểu tập trung đánh giá lại những chuyển biến, kết quả nổi bật, những hạn chế, bất cập, những bài học kinh nghiệm của công tác dân vận trong nhận thức và thực tiễn 30 năm qua, trọng tâm là 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011 về công tác dân vận xây dựng Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội và thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; đề xuất giải pháp để công tác dân vận của Đảng đạt kết quả cao hơn, tăng cường hơn nữa mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, phát huy mạnh mẽ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời gian tới.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trương Thị Mai khẳng định, mục đích của công tác dân vận là nhằm tạo sự đồng thuận cao của nhân dân, tạo sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước. Để phát huy được quyền làm chủ của nhân dân dân, để nhân dân tin tưởng, tích cực tham gia vào qúa trình phát triển, trước hết phải quan tâm thực sự đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Đồng chí cho rằng, trước những thay đổi, diễn biến mới của tình hình trong nước và thế giới hiện nay, nhất là sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, cơ quan làm công tác dân vận, những người làm công tác dân vận cần có cách thức tuyên truyền phù hợp.

Để công tác dân vận của Đảng đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh: Từng cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội, các đại biểu dân cử và cán bộ làm công tác dân vận phải luôn nêu gương về học tập và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận; thường xuyên sâu sát cơ sở, gắn bó với nhân dân, lắng nghe ý kiến góp ý, phản ánh bức xúc trong các tầng lớp nhân dân, qua đó khẩn trương phản ánh để cấp ủy, các cơ quan chức năng của nhà nước giải quyết kịp thời. Các cấp ủy đảng, các cơ quan quản lý nhà nước cần có những giải pháp thuận lợi để người dân phản ánh, kiến nghị nhanh nhất, đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ quan thông tấn báo chí phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri, của cơ sở.

Cấp ủy, chính quyền phải thực hiện nghiêm túc việc đối thoại trực tiếp với dân, nhất là những nơi còn tồn tại các vấn đề bức xúc có thể trở thành “điểm nóng”. Chỉ đạo tốt công tác tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

Tường Vy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực