Phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng bền vững

Thứ ba, 26/12/2017 17:47
(ĐCSVN) – Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, lĩnh vực ngành nghề nông thôn đã góp phần tích cực thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Tổ chức các cuộc thi tay nghề lao động nông thôn (Ảnh tư liệu)

Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có gần 2 vạn cơ sở hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn với tổng số trên 54,3 nghìn lao động, mức thu nhập trung bình từ 4,5 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành nghề nông thôn Vĩnh Phúc chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân trong tỉnh và các vùng lân cận. Một số sản phẩm ngành nghề đã được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nhưng chủ yếu là hàng nông sản.

Đến nay, toàn tỉnh có 25 làng nghề, 17 nghệ nhân, 129 thợ giỏi cấp tỉnh. Đây chính là sự ghi nhận và tôn vinh công lao đóng góp của những người thợ giỏi đang cống hiến trí tuệ, tài năng, sức lực tạo ra những sản phẩm thủ công làng nghề độc đáo, có giá trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Đồng thời, góp phần khôi phục, duy trì, bảo tồn nét tinh hoa giá trị của nghề, các làng nghề; qua đó, nâng cao uy tín, thương hiệu làng nghề trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm đầu tư phát triển cho nông nghiệp, nông thôn trong đó có lĩnh vực làng nghề với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp. Vĩnh Phúc có tiềm năng phát triển du lịch, việc phát triển các làng nghề sẽ gắn kết với du lịch quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống đến du khách.

Do đó, cấp ủy và chính quyền Vĩnh Phúc tập trung phát triển ngành nghề nông thôn một cách hiệu quả và bền vững, đặc biệt, phát huy vai trò của mỗi nghệ nhân, thợ giỏi, đại diện các làng nghề nâng cao tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm tạo nên những sản phẩm có giá trị, mang màu sắc vùng miền, dân tộc để phục vụ du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh Vĩnh Phúc.

Khánh Linh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực