Có một không gian sống Nhật Bản trong lòng Hà Nội

Thứ tư, 24/10/2018 14:06
(ĐCSVN) – Mong muốn giới thiệu và mang đến một không gian sống kiểu Nhật tại Việt Nam nhưng trước mắt mới giới thiệu ở Hà Nội, công ty Imamura Việt Nam - thành viên tập đoàn kiến trúc Imamura Nhật Bản tìm thấy nhiều điểm tương đồng giữa hai nền văn hóa của hai quốc gia.

Có dịp được thăm căn nhà mẫu thuộc chung cư cao cấp Discovery, Cầu Giấy, Hà Nội của một gia đình trẻ (chồng người Nhật và vợ người Việt Nam), chúng tôi đã đi từ ngạc nhiên này tới bất ngờ khác khi thấy được bao tiện ích trong một căn hộ có diện tích 150m2 với 3 phòng ngủ, phòng khách, nhà vệ sinh… được thiết kế nội thất và hoàn thiện bởi công ty TNHH Imamura Việt Nam.


Gia đình anh Chino Yoshiaki - chị Mai Phương trong căn nhà mới (Ảnh: HNV)

Từ cửa, bước chân vào, căn hộ đã mang đến cho chúng tôi một cảm giác ấm áp và thoáng đạt khi bước chân vào thấy thiết kế phòng ốc và trang trí được dành không gian tối đa cho thoáng đãng, hạn chế dùng tường, chủ yếu là vách gỗ, vách kính đồng thời dùng cách nâng – hạ độ cao của sàn nhà cũng như dùng các ánh sáng đèn trong nhà khác nhau để chia không gian.

Chino Yoshiaki đã sinh sống và làm việc ở Việt Nam được 11 năm ở Việt Nam với công việc là tư vấn thuế và đầu tư cho doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Còn vợ anh, chị Mai Phương, là người Việt nhưng cũng có khoảng thời gian học tập, sinh sống gần 7 năm. Mai Phương cho hay, sau khi tìm hiểu các thông tin và lựa chọn, gia đình đã quyết định chọn công ty Imamura và chỉ sau 3 tháng, phong cách làm việc và những ý tưởng công ty đưa ra khiến gia đình rất hài lòng. “Đơn cử như, unit bath (hệ set phòng tắm kiểu nhật) ở Hà Nội chưa có nơi nào nhập về, có thể đây là hệ thống unit bath đầu tiên được nhập nguyên chiếc về Việt Nam. Là 1 phòng tắm có chức năng sấy khô, sưởi, phơi quần áo và thông thoáng khí. Bồn tắm sâu và có bệ ngồi phù hợp với việc tắm chung với trẻ em.- cả gia đình sử dụng chung 1 lần nước tắm để tránh lãng phí nước nên việc rửa sạch cơ thể ở bên ngoài là cần thiết. Toàn bộ sàn và tường đều bằng loại nhựa đặc biệt có tuổi thọ cao, tránh trơn trượt và dễ lau chùi. Do gia đình chồng là người Nhật Bản, vợ là người Việt Nam đã từng sống thời gian dài tại nhật nên hai vợ chồng đều rất mong muốn sẽ đưa được unit bath về ngôi nhà mới. Thêm nữa, nhà vệ sinh sẽ được tách biệt ra khỏi phòng tắm để giữ khô thoáng. Gia đình có 2 nhà vệ sinh. Từ phòng tắm bước ra sẽ có phòng đệm để thay quần áo khô ráo và sấy tóc, tránh việc thay quần áo trong phòng tắm còn ẩm ướt và giữ ấm vào mùa đông. Có tủ để quần áo theo mùa cũng như bàn trang điểm, bàn là quần áo, bồn rửa mặt lớn tại phòng đệm này. Có thể nói phòng đệm này được thiết kế theo phong cách onsen Nhật bản. Giấy dán tường bằng gỗ tạo cảm giác ấm áp, thiên nhiên”- chị Mai Phương nói.


Tiền sảnh căn hộ.Trong căn hộ này, genkan (tiền sảnh) được giữ nguyên giống như phong cách của Nhật Bản. Sàn được nâng lên 15cm để phân tách không gian (Ảnh: HNV)

Cũng theo chị Phương, điểm thứ hai gia đình chú trọng đó là không gian sinh hoạt chung nên tất cả 3 phòng ngủ chính đều bị thu hẹp lại. Phòng ngủ chỉ là để ngủ nên tuyệt đối không đặt tivi mà chỉ có 1 tivi ở phòng khách. Do con còn bé nên gia đình sử dụng đệm cao thay cho giường tránh ngã. Do hai bé đều dưới 3 tuổi nên gia đình mới chỉ sử dụng 1 phòng ngủ cho bé và 1 phòng ngủ làm phòng chơi và để đồ chơi. Phòng ngủ master của căn nhà được chia ra làm 2 không gian : phòng chiếu tatami, phòng làm việc kiêm tủ âm tường. Đây là point chính của tòa nhà mà chúng tôi muốn để lại ấn tượng cho khách khi đến thăm gia đình. Phòng chiếu tatami được nâng lên cao 40cm theo phong cách hiện đại mà vẫn giữ được nét truyền thống . Phòng ở ngay cửa ra sổ chính ban công có thể là nơi tập thiền hoặc yoga, nơi ngủ trưa, hay là 1 phòng để khách nghỉ lại . Toàn bộ bộ khung phòng chiếu tatami đều được làm bằng gỗ sơn màu nâu trầm. Do được nâng lên cao nên hoàn toàn có thể ngồi thả chân xuống sàn để xem ti vi.

Bên cạnh đó, ngoài việc sử dụng trần giật cấp thì thiết kế của tòa nhà còn sử dụng thêm sàn giật cấp để chia lại không gian. Sàn nâng như vậy khi trẻ chạy và ngã sẽ ít bị đau. Song song là sự linh hoạt trong việc tháo dỡ, thay đổi layout căn nhà nếu cần thiết. Giấu các đường ống dưới layout căn nhà nếu cần thiết., đồng thời giấu các đường ống dưới sàn hoặc làm ổ điện âm sàn rất tiện lợi.

Cả hai vợ chồng anh Chino và chị Mai Phương đều tin rằng, dù đây là công trình đầu tiên của Imamura tại Việt Nam nhưng công ty chắc chắn sẽ còn làm được nhiều hơn nữa.

Phòng chiếu tatami - phòng sinh hoạt chung của cả gia đình  (Ảnh: HNV)

Điểm nổi bật trong căn hộ này chính là ở sự đơn giản nhưng vẫn tiện nghi. Yếu tố cổ điển, làm nên tính Nhật trong căn hộ chính là phòng trà với vách ngăn Shoji và chiếu tatami. Phòng ngủ master của căn nhà được chia ra làm 2 không gian: phòng chiếu tatami, phòng làm việc kiêm tủ âm tường. Đây là điểm nhấn chính của căn hộ mà chủ nhà muốn để lại ấn tượng cho khách khi đến thăm gia đình

Phòng chiếu tatami được nâng lên cao theo phong cách hiện đại mà vẫn giữ được nét truyền thống. Phòng ở ngay cửa ra sổ chính ban công có thể là nơi tập thiền hoặc yoga, nơi ngủ trưa, hay là một phòng để khách nghỉ lại. Toàn bộ bộ khung phòng chiếu tatami đều được làm bằng gỗ sơn màu nâu trầm. Do được nâng lên cao nên hoàn toàn có thể ngồi thả chân xuống sàn để xem ti vi.

Sàn của căn hộ này được nâng lên với các cao độ khác nhau, từ 10 - 15 - 30 cm. Chẳng hạn, sàn phòng trà được nâng lên 20cm, sàn phòng ăn, phòng bếp được nâng lên 15 cm. Đây cũng là một kỹ thuật nhằm khéo léo tạo và phân tách các không gian khác nhau cho căn hộ, mà không cần sử dụng đến hệ thống vách ngăn.

Đặc biệt, căn hộ sử dụng sàn nhựa khổ lớn (lần đầu tiên vật liệu này được dùng trong các công trình dân dụng) với tính năng đảm bảo không trơn trượt, dễ vệ sinh và màu sắc luôn mới. Chưa kể, hệ thống nâng sàn tạo ra không gian riêng trong không gian lớn bằng chiều cao của sàn, thay vì vách ngăn.

Chạn bát đĩa thông minh, điều khiển di chuyển lên xuống và có chức năng sấy khô nhập nguyên chiếc từ Nhật Bản về (Ảnh: HNV)

Ngoài ra, chủ nhà sử dụng giấy dán tường bởi đây là vật liệu có khả năng chống ẩm, chống mốc và lọc không khí với hoa văn, màu sắc đa dạng như trắng, xám, vân gỗ...  Giấy dán tường được dùng trong phòng trà, phòng khách và phòng thờ. Các gam màu trung tính như màu nâu, màu gỗ nhạt, màu be, màu trắng, màu kem, màu sữa… mang đặc trưng của phong cách Nhật Bản, giúp mang tâm hồn của con người hòa làm một với tự nhiên.

Ông Okada Daisuke, Công ty TNHH Imamura Việt Nam nhận định: “Với Imamura, kiến trúc Nhật Bản không chỉ thể hiện ở hình thức bên ngoài, mà nó còn là những gì mà các thành viên sống trong đó có thể cảm nhận được. Chúng tôi quan tâm đến không gian, sự bài trí, sắp xếp, làm sao để người dùng cảm thấy hạnh phúc khi ở trong không gian đó. Tại Việt Nam, trong vòng 1 năm qua, chúng tôi đã thiết kế, thi công và hoàn thiện cho 4 căn hộ, ngôi nhà và 20 văn phòng, chủ yếu theo phong cách Nhật Bản. Đồng thời, chúng tôi hiện đang làm dự án nghỉ dưỡng tại Hạ Long (Quảng Ninh). Trong tương lai, dự kiến ngoài Hà Nội, chúng tôi sẽ mở rộng thị trường tới Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.”

Công ty TNHH Imamura Việt Nam là công ty thành viên của Tập đoàn xây dựng nội thất kiến trúc Imamura - đơn vị đã hoạt động trên 30 năm tại Nhật Bản. Với tâm niệm "Đem lại lợi ích cho mọi người chính là tạo ra lợi ích cho bản thân", thông qua hoạt động thiết kế, thi công nội thất, Imamura Việt Nam mong muốn đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam, trên cơ sở kế thừa tinh hoa của Tập đoàn./.

 

HA.NV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực