Quyền tố cáo của công dân được quy định như thế nào?

Thứ ba, 14/05/2019 11:34
(ĐCSVN) - Luật Tố cáo 2018 có có 9 Chương và 67 Điều (thay thế cho Luật Tố cáo năm 2011). Luật Tố cáo 2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019; trong đó đã quy định đầy đủ về các quyền tố cáo của công dân.

Pháp luật luôn coi trọng việc bảo vệ người tố cáo (Ảnh minh họa)

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cụ thể, Điều 9, Luật Tố cáo 2018 quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo. Theo đó, công dân tố cáo có các quyền sau:
- Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
- Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
- Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
- Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
- Rút tố cáo;
- Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
- Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Luật Tố cáo năm 2018 bổ sung quy định người tố cáo có quyền rút tố cáo, được bồi thường thiệt hại theo quy định. So với Luật cũ thì bổ sung thêm quyền được rút tố cáo. Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo./.

Ban Bạn đọc

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực