Quy trình nuôi tôm sử dụng vi sinh trên đất lúa - tôm đạt năng suất 500kg/vụ/ha

Thứ năm, 13/04/2017 10:27
Ông Lê Anh Xuân, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh (gọi tắt là Công ty Trúc Anh) cho biết, thời gian qua, Công ty Trúc Anh đã liên kết với một số địa phương xây dựng và thực hiện thành công quy trình nuôi tôm sử dụng vi sinh trên đất lúa - tôm đạt năng suất 500kg/vụ/ha. Công ty Trúc Anh giới thiệu quy trình nuôi để bà con tham khảo.

1. Chuẩn bị ao vèo


Ao vèo có độ sâu từ dưới mương 1,2 - 1,4m, gia cố bờ chắc chắn, không rò rỉ; ao vèo phải được phơi khô (không nên phơi quá khô tránh hiện tượng xì phèn). Sau đó lấy nước vào ao ngập 30cm, rải 100kg vôi CaO (vôi nóng)/1.000m2 ngâm 5 ngày, rồi lấy nước vào đầy. Dùng túi lọc để loại bỏ cá và dịch hại, lấy nước vào ao đạt độ sâu 1,2m trở lên. Nếu lọc không kỹ trong ao có cá tạp thì sử dụng Saponin để diệt cá, liều lượng 10kg/1.000m3. Sau 2 ngày thì diệt khuẩn bằng FINISHNANO (sản phẩm của Công ty Trúc Anh cung cấp) 1kg/1.000m3 nước.

* Gây màu:

- Gây màu nước sử dụng 2kg phân NPK 20-20-15 và ngâm 5kg cám + 3kg đậu nành + 0,5kg TA-GOLD ủ 24 giờ cho 1.000m3 nước.

- Cấy vi sinh để giải phóng khí độc, cung cấp vi sinh vật có lợi, tạo thức ăn tự nhiên dùng 0,5kg TA-GOLD + 0.5kg TA-PONDPRO + 5kg khoáng MASTER-BK/1.000m3 (TA-GOLD + TA-PONDPRO) ngâm với 6 lít nước trong vuông, ủ 12 - 24 giờ trước khi sử dụng.

 - Khi các yếu tố về chất lượng nước đạt các thông số như: độ trong từ 30 - 40cm; pH từ 7,5 - 8,5, độ kiềm từ 80 - 120mg/lít thì có thể thả tôm giống.

2. Chọn và thả giống


- Chọn giống: Tôm giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, bơi lội linh hoạt. Tôm giống phải được kiểm dịch, xét nghiệm đảm bảo chất lượng.

- Thả giống: Thả giống trong ao vèo đã chuẩn bị sẵn, thả lúc sáng sớm hoặc trời mát.

3. Chăm sóc, quản lý ao vèo

- Trong quá trình vèo tôm, sử dụng thức ăn viên công nghiệp với lượng 200g/10.000 con cho tuần đầu tiên kết hợp với bộ 4 gồm: T-FOOD 5g + TA-FEEDMIN 5g + TA-BetaGlucan 5g + TA-FORVER 2g/kg thức ăn. Sau đó áo ngoài bằng TA-BINDER 10 - 20ml/kg thức ăn. Lượng thức ăn được tăng 40g/ngày cho đến khi chuyển tôm ra ngoài.

Sử dụng định kỳ 7 ngày/lần khoáng tạt MASTER-BK 2kg/1.000m3, tạt tốt nhất vào lúc 1 - 2 giờ sáng, vi sinh TA-GODL 0,5kg/1.000m3  ngâm với 6 lít  nước trong vuông, ủ 12 - 24 giờ, tạt lúc 8 - 9 giờ sáng.

4.  Chuẩn bị vuông nuôi

- Vệ sinh, sên vét bùn vuông nuôi, chống rò rỉ, bón vôi CaO (vôi nóng) 100kg/ha. Mục đích là khi vôi tỏa nhiệt với nhiệt độ cao sẽ diệt được mầm bệnh trong vuông, khoáng hóa nền đáy, giải phóng khí độc tích tụ ở đáy ao.

- Phơi vuông nuôi đất nứt chân chim rồi mới lấy nước vào vuông nuôi.

 * Lấy nước và gây màu:

- Lấy nước vào vuông nuôi cần được lọc qua lưới lọc để hạn chế cá và địch hại vào trong vuông nuôi.

- Cấy vi sinh để giải phóng khí độc, cung cấp vi sinh vật có lợi, tạo thức ăn tự nhiên dùng: 1kg TA-GOLD + 0,5kg TA-PONDPRO + 10kg khoáng MASTER-BK/ha (TA-GOLD + TA- ONDPRO) ngâm với 6 lít  nước trong vuông, ủ 12 - 24 giờ trước khi sử dụng, tạt lúc 8 - 9 giờ sáng.

- Khi các yếu tố về chất lượng nước đạt các thông số như: độ trong từ 30 - 40cm, pH từ 7,5 - 8,5, độ kiềm 80 - 120mg/lít thì chuyển tôm từ ao vèo qua vuông nuôi, tiến hành chuyển qua vuông nuôi khoảng 20.000 con/ha.

5. Chăm sóc và quản lý vuông nuôi


- Quản lý các yếu tố môi trường: Chủ yếu đo độ pH, độ mặn, độ trong và quan sát màu nước; định kỳ sử dụng men vi sinh, sau 10 ngày lại cấy một lần.

- Quản lý thức ăn: Từ tháng thứ 2 trở đi bắt đầu cho tôm ăn dặm, chọn thức ăn tươi sống là con hến (hoặc thức ăn công nghiệp). Thiết kế 4 cái chộp đặt ở 4 góc vuông để chăm sóc tôm và quản lý thức ăn.

- Một ngày cho tôm ăn một lần vào buổi chiều từ 17 - 18 giờ.

- Thường xuyên  kiểm tra, cân trọng lượng tôm, quan sát tôm nuôi vào ban đêm và điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

Lư Dũng (tổng hợp)
Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực