Khám phá rừng ngập mặn Cần Giờ

Chủ nhật, 04/08/2019 02:21
(ĐCSVN) - Với hệ động thực vật đa dạng, độc đáo, đặc trưng, Rừng ngập mặn Cần Giờ đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai, là lá phổi xanh điều hòa thời tiết cho TP Hồ Chí Minh.

Rừng ngập mặn Cần Giờ rộng mênh mông, với diện tích gần 76.000 ha, trong đó vùng lõi hơn 4.700 ha, vùng đệm 41.000 ha và vùng chuyển tiếp gần 30.000 ha. Rừng ngập mặn nơi đây bao gồm một tập đoàn loài cây ngập mặn sống cùng với các loại cây khác như: sú, vẹt, đước, ô rô, chà là tạo thành một tập đoàn. Tập đoàn có cây mắm, cây đước được gọi là cây tiên phong đi trước, khi đất bùn được cố định, nước nhạt dần, cây sú, cây vẹt và các loại cây khác theo nước phát triển sau cùng lấn biển.

Với hệ động thực vật đa dạng, độc đáo, đặc trưng, Rừng ngập mặn Cần Giờ đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai, là lá phổi xanh điều hòa thời tiết cho TP Hồ Chí Minh. Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác.

Với vị trí và tiềm năng đặc biệt, Rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2000. Đặc biệt, nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm của TP Hồ Chí Minh và của Việt Nam.

Dưới đây là một số hình ảnh ở rừng ngập mặn Cần Giờ:

Rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành rộng lớn ở hạ lưu hệ thống

sông Đồng Nai - Sài Gòn

 

Được bao quanh bởi hệ thống sông Soài Rạp,Thị Vải, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.


Rừng được UNESCO công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại Việt Nam với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn
Quần thể thực vật phong phú với nhiều loại cây, chủ yếu là cây mắm, cây bần, cây đước…

Trong đó, cây mắm, cây bần, đước được gọi là cây tiên phong đi trước

Cây tiên phong lấn biển này thích hợp với những vùng bùn lỏng
chưa ổn định ở các bãi bồi cửa sông ven biển
Khi đất bùn được cố định, nước nhạt dần, cây đước và các loại cây khác
theo nước phát triển sau cùng lấn biển
Với diện tích rộng lớn, rừng ngập mặn có với một quần thể động thực vật đa dạng
Trong số đó nổi bật là đàn khỉ đuôi dài

Hiện nay, một số vùng rừng ngập mặn Cần Giờ đã đổi thay và  quy hoạch
phát triển thành khu du lịch sinh thái.
Ở đây có nhiều hoạt động du lịch sinh thái gắn với tham quan trải nghiệm cũng như
thưởng thức các món ăn mang đặc trưng của rừng ngập mặn.
Phạm Cường

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực